Nhân viên văn phòng là nhóm đối tượng thường xuyên bị áp lực căng thẳng do công việc, từ đó dễ bị mắc bệnh đau đầu. Theo thống kê gần đây, có tới 11% dân số trưởng thành trên thế giới đang phải đối mặt với cơn đau đầu. Khi bệnh kéo dài không điều trị sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy nên sớm tìm hiểu về căn bệnh này là điều cần thiết.
Bệnh đau đầu là gì?
Đau đầu là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng, thường xuất hiện khi người bệnh căng thẳng. Mất ngủ hoặc người bệnh dùng chất kích thích, làm việc nhiều giờ trên máy tính. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng bệnh gây phiền toái cũng như ảnh hưởng công việc tới người bệnh.

Có mấy dạng đau đầu hiện nay?
Bệnh đau đầu 13 dạng khác nhau, tùy vào triệu chứng mà có cách phân biệt như :
- Đau nửa đầu Migraine
- Đau đầu do căng thẳng
- Đau đầu chuỗi và đau nửa đầu mãn tính
- Các cơn đau đầu khác không do tổn thương cấu trúc
- Đau đầu sau chấn thương sọ
- Đau đầu kèm theo các bệnh lý mạch máu
- Đau đầu kèm theo bệnh lý nội sọ không do mạch máu
- Đau đầu liên quan tới hóa chất
- Đau đầu kèm theo nhiễm khuẩn ngoài não
- Đau đầu do rối loạn chuyển hoá
- Đau đầu hoặc đau mặt có kèm theo các bệnh lý về xương sọ, gáy, mắt, tai, mũi, xoang, răng, miệng hoặc các cấu trúc sọ, mặt khác
- Các chứng đau đầu do đau dây thần kinh sọ, thân dây thần kinh và do mất dẫn truyền ly tâm
- Đau đầu không được phân loại trong các nhóm trên
Bật mí 3 nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh đau đầu
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Trị Hết Bệnh Thần Kinh, có 3 nguyên nhân chính khiến bạn bị đau đầu.
1. Đau đầu do nguyên nhân nguyên phát
Đau đầu nguyên phát xuất hiện khi động mạch thái dương bị giãn nở quá mức. Dẫn tới tiết ra nhiều hóa chất gây viêm, đau tại đầu. Lý giải một cách dễ hiểu hơn là sự giãn nở các mạch máu trong sọ và các hóa chất trung gian trong não tiết ra gây nên đau đầu.

Đau đầu nguyên phát thường có rất ít triệu chứng, người bệnh chỉ cảm thấy đau thoáng qua. Trong trường hợp nặng, bệnh thường tái phát nhiều lần khiến người bệnh mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
2. Đau đầu do nguyên nhân thứ phát
Đau đầu nguyên phát bắt nguồn từ nhiều bệnh lý trong cơ thể người bệnh như : tăng huyết áp, u não, viêm xoang, chấn thương sọ não,…

Các triệu chứng đau đầu nguyên phát thường từ nhẹ tới nặng. Ở những người thường xuyên căng thẳng hay gặp các vấn đề về tai – mũi – họng rất dễ bị đau đầu.
3. Các nguyên nhân gây đau đầu khác
Ngoài nguyên nhân nguyên phát và thứ phát, bệnh đau đầu còn xảy ra do những nguyên nhân dưới đây :

- Người bệnh chịu ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc khi đang điều trị Parkinson, tăng huyết áp,…
- Việc lạm dụng thuốc giảm đau, dùng thuốc ở liều cao sẽ tạo nên hiện tượng kháng thuốc.
- Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim, u não, ung thư não rất dễ bị đau đầu.
Bệnh đau đầu kéo dài có gây hại cho sức khỏe không ?
Tình trạng đau đầu kéo dài không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và đời sống của người bệnh. Cụ thể bao gồm :

- Đau đầu kéo dài từ 2 – 3 tháng không được khắc phục sẽ dẫn tới tổn thương não. Mất cân bằng hormone trong não.
- Quá trình chuyển hóa các chất trong não bị rối loạn. Ggốc tự do sản sinh gây hại cho não bộ và sức khỏe.
- Người bệnh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, mất tập trung. Công việc, học tập trở nên sa sút.
- Trong trường hợp nặng, người bệnh dễ quên, trí nhớ suy giảm. Thậm chí là dễ bị đột quỵ và tử vong.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh đau đầu, mong rằng sẽ giúp bạn nhận biết sớm dấu hiệu và có biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, để cải thiện bệnh bạn nên tìm hiểu qua cách chữa đau đầu bằng dân gian để tiết kiệm chi phí.