Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO) thống kê tại các nước Châu Á và Châu Phi, tỷ lệ động kinh ở trẻ em chiếm tới 0,5 – 2% trong tổng dân số. Tại Việt Nam, trẻ em mắc bệnh động kinh chiếm tỷ lệ từ 50,5% trước 10 tuổi. 75% dưới 20 tuổi và có xu hướng gia tăng theo thời gian sau 60 tuổi.
Những thông tin cần biết về bệnh động kinh ở trẻ em
Theo các chuyên gia tại Trị Hết Bệnh Thần Kinh, động kinh ở trẻ em là tình trạng tổn thương não, dẫn tới các biểu hiện đặc trưng như: co giật tứ chi, co giật các cơ, mất ý thức trong thời gian ngắn,…. và có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần.

Không chỉ riêng trẻ em mà bệnh động kinh còn không loại trừ bất cứ ai. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính và tùy thuộc vào các yếu tố tác động hình thành bệnh.
Nguyên nhân gây động kinh ở trẻ em là gì?
Nguyên nhân gây động kinh ở trẻ em có thể do yếu tố di truyền hoặc các yếu tố tiêu cực tác động đến bé ngày từ khi còn trong bụng mẹ. Cụ thể là:

- Yếu tố xảy ra trước khi sinh: Mẹ bị chấn thương khi mang thai, thai nhi bị hẹp hộp sọ hoặc mẹ bị nhiễm độc chì nặng khi mang thai.
- Yếu tố xảy ra trong khi sinh: Trong quá trình sinh, thai phụ bị hạ đường máu nặng kèm theo suy hô hấp, đẻ non, trẻ bị ngạt khi sinh,…
- Yếu tố xảy ra sau khi sinh: Sau sinh trẻ bị nhiễm trùng thần kinh, chấn thương sọ não, suy hô hấp nặng,… dẫn tới động kinh.
Dấu hiệu nhận biết động kinh ở trẻ em
Đông kinh ở trẻ em có hai dạng chính đó là động kinh cục bộ và động kinh toàn bộ. Mỗi dạng sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng biệt và khiến trẻ chịu nhiều đau đớn. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh động kinh ở trẻ em bao gồm:

- Cơn động kinh thường xảy ra đột ngột, nhất thời khiến trẻ bị mất ý thức kèm theo co giật.
- Trẻ bị rối loạn vận động như co cứng, tứ chi co giật, mất động tác chủ động, mất trương lực, tăng tiết nước bọt, đánh trống ngực, đái dầm,….
- Trẻ gặp phải tình trạng rối loạn cảm giác (cảm giác kiến bò, kim châm, nhìn mờ, ù tai, chóng mặt, cảm giác như có luồng điện,…)
- Đông kinh còn gây ra các dạng rối loạn tâm thần cho trẻ (lo lắng, sợ hãi, rối loạn trí nhớ, ảo giác, chậm phát triển tinh thần, rối loạn hành vi…).
Cách sơ cứu trẻ em bị động kinh kịp thời
Khi bắt gặp trẻ lên cơn co giật, mất ý thức bạn nên tìm cách sơ cứu kịp thời. Sau đó, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Cách sơ cứu động kinh ở trẻ cụ thể là:

- Đưa trẻ vào một nơi an toàn, để trẻ nằm trên mặt phẳng.
- Đặt trẻ nằm nghiêng đầu tránh nuốt phải đờm rãi trong cơn co giật.
- Nới rộng quần áo để giúp trẻ dễ thở.
- Không giữ chân tay khi trẻ đang bị co giật.
- Đặt một cái thìa hay khăn cuộn tròn ngang miệng trẻ để trẻ không cắn vào lưỡi của mình.
- Loại bỏ các đồ vật xung quanh khiến trẻ có thể bị thương.
- Tránh đông người xung quanh trẻ.
- Đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.
Động kinh ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm, cần được cha mẹ chú ý nhiều hơn. Đồng thời, tìm biện pháp chữa trị phù hợp, chẳng hạn như chữa động kinh bằng Đông y. Từ đó cải thiện bệnh nhanh chóng nhất cho trẻ với chi phí tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Thông tin bổ ích, mẹ nào có con nhỏ thì nên đọc ạ.