Rối loạn lo âu không đơn thuần là bệnh lý thần kinh mà bệnh này còn được chia thành các dạng rối loạn lo âu khác nhau. Tùy vào từng thể bệnh mà người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng hoặc biểu hiện sẽ khác nhau. Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin quan bài viết bên dưới nhé.
Tìm hiểu 7 dạng rối loạn lo âu phổ biến hiện nay
Theo các chuyên gia tại website Trị Hết Bệnh Thần Kinh, hiện nay có 7 dạng bệnh rối loạn lo âu phổ biến trên thế giới. Cụ thể là:
1. Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Sở dĩ được gọi là rối loạn lo âu lan toả vì người bệnh có biểu hiện lo lắng thái quá vì những sự việc nhỏ nhặt. Lúc nào người bệnh cũng trong trạng thái căng thẳng và dễ bị kích động. Gây khó chịu cho những người xung quanh.

Rối loạn lo âu lan tỏa khiến người bệnh mất định hướng và sống trong sự lo lắng, mất cân bằng với thực tế. Việc này ảnh hưởng rất lớn để thể chất và tinh thần của người mắc bệnh.
2. Rối loạn lo âu cưỡng chế
Rối loạn lo âu cưỡng chế xảy ra khi người bệnh ám ảnh về một việc nào đó và có hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần. Biểu hiện của bệnh này có thể là người bệnh thường rửa tay, rửa mặt hay trang điểm như một thói quen.

Những hành động liệt kê ở trên nhằm che lấp sự ám ảnh trong tâm trí của người bệnh. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể giải quyết tình trạng tạm thời và không có tác dụng dài lâu.
3. Rối loạn lo âu hoảng loạn
Rối loạn lo âu hoảng loạn có dấu hiệu đặc trưng bởi sự sợ hãi tột độ của người bệnh đối với sự việc hiện tại hoặc trong quá khứ. Khi cơn rối loạn lo âu tái phát sẽ kèm theo khó thở, đau bụng, tim đập nhanh, tức ngực,…

Nhiều người bị rối loạn lo âu hoảng loạn cũng có các dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm. Vì vậy người bệnh cần khám bệnh định kỳ tại những cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Từ đó có thể chẩn đoán được chính xác nhất tình trạng bệnh.
4. Rối loạn lo âu xã hội
Sợ hãi trước đám đông hay sợ bị phê bình là phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp căng thẳng. Nhưng nếu tình trạng căng thẳng sợ hãi kéo dài là biểu hiện của rối loạn lo âu xã hội.

Các biểu hiện đặc trưng của rối loạn lo âu xã hội là sợ nói chuyện trước đám đông. Không dám ăn hay uống trước mặt người khác,….
5. Rối loạn lo âu sau chấn thương
Rối loạn lo âu sau chấn thương là tình trạng khi tiếp xúc với một thử thách trò chơi hay một sự kiện liên quan tới thể chất thì người bệnh lại bị ám ảnh và sợ hãi do nhớ tới những chấn thương trước đó.

Các sự kiện, sự việc khiến người bệnh mắc rối loạn lo âu do chấn thương như thảm họa thiên nhiên, bạo lực, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,…
6. Rối loạn lo âu do thuốc tân dược
Thuốc Tân dược tuy có thời gian tác động nhanh, tính hiệu quả tức thời với nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, khi người bệnh sử dụng quá liều hoặc dùng lâu dài sẽ dẫn tới nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Rối loạn lo âu do thuốc khiến tâm trạng người bệnh bất ổn, lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng. Nguyên nhân phổ biến là do uống quá nhiều thuốc, lạm dụng thuốc, ngưng thuốc đột ngột, tiếp xúc hóa chất độc hại.
7. Rối loạn lo âu chia ly
Rối loạn lo âu chia ly thường gặp ở trẻ em xa gia đình sớm hoặc người thân mất đột ngột. Bệnh thường xảy ra trong khoảng từ 8 – 12 tháng tuổi và dần mất đi khi trẻ lên 2 tuổi.

Không chỉ có trẻ em dễ mắc rối loạn lo âu chia ly mà người trưởng thành cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao không kém. Đặc biệt là người trưởng thành rất khó hồi phục bệnh như trẻ em.
Trên đây là các dạng rối loạn lo âu mà bạn cần biết, từ những dấu hiệu đặc trưng trong bài sẽ giúp bạn phân biệt được bệnh. Đồng thời, để phòng ngừa cũng như có cách giảm rối loạn lo âu phù hợp thì bạn nên thăm khám sớm.