Bệnh Parkinson khiến người bệnh cử động khó khăn, nhất là chân và tay có biểu hiện run và di chuyển chậm chạp. Bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 50 – 65 tuổi và có nhiều biến chứng khó lường do các tế bào thần kinh bị thoái hóa. Sau đây mời các bạn cùng Trị Hết Bệnh Thần Kinh tìm hiểu 3 đặc trưng của bệnh Parkinson.
3 dấu hiệu đặc trưng để nhận diện Parkinson
Tuỳ vào cơ địa mà mỗi người sẽ có dấu hiệu Parkinson khác nhau, tuy nhiên bệnh Parkinson cũng có dấu hiệu phổ biến để chúng ta có thể dễ dàng nhận biết bệnh.
1. Rối loạn chức năng vận động
Bệnh Parkinson sẽ có biểu hiện dễ nhận biết, đặc biệt là thay đổi vận động đột ngột như:

- Người bệnh có biểu hiện run ở tay, chân. Tình trạng này thể hiện rõ nhất là khi nghỉ ngơi.
- Khi vận động như ngồi xuống hay đứng dậy thì khó giữ thăng bằng.
- Cơ bắp của người bệnh Parkinson thường bị căng cứng dẫn tới khó biểu hiện cảm xúc trên mặt, khó xoay cổ,..
- Hoạt động sinh hoạt hằng ngày trở nên chậm chạp như: khó viết chữ, khó xỏ giày hay cài khuy áo,…
2. Thay đổi đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể
Không chỉ thay đổi trong vận động hằng ngày. Bệnh Parkinson còn khiến người bệnh thay đổi về thói quen sinh hoạt hằng ngày như:

- Bệnh Parkinson có mối quan hệ mật thiết với não bộ, khi mắc bệnh tính cách rất dễ thay đổi.
- Người bệnh hay khó ngủ về đêm hoặc dễ thức giấc, gặp ác mộng thường xuyên.
- Giọng nói cũng như khứu giác người bệnh thay đổi rõ rệt và có tiến triển nhanh.
3. Thường xuyên đau nhức cơ là dấu hiệu của bệnh Parkinson
Nhiều người bệnh thường lầm tưởng bệnh Parkinson với bệnh xương khớp vì có triệu chứng tương tự nhau như:

- Khi người bệnh đau vai kéo dài mà không thuyên giảm khi điều trị. Đó có thể là biểu hiện của bệnh Parkinson.
- Mệt mỏi, đau nhức toàn thân mà không rõ lý do. Kéo theo đó là các bệnh đường ruột là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Lý do khiến bạn mắc Parkinson
Ngoài tuổi tác hay tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị. Bệnh Parkinson còn xảy ra do những nguyên nhân sau:

- Parkinson có tỷ lệ di truyền cao lên tới 10 lần. Vì thế, trong gia đình có người mắc bệnh thì bạn có nằm trong đối tượng nguy cơ cao.
- Người bệnh thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường độc hại, hóa chất, môi trường ô nhiễm,…
- Đối với phụ nữ mãn kinh, tỷ lệ mắc Parkinson cao do nồng độ estrogen giảm.
- Người thường xuyên dùng chất kích thích cũng như nghiện rượu rất dễ mắc Parkinson.
Parkinson có nguy hiểm không?
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, bệnh Parkinson còn gây áp lực tâm lý và nhiều biến chứng đối với người bệnh. Cụ thể là:

- Vận động của người bệnh Parkinson bị hạn chế, sinh hoạt khó khăn và phải nhờ sự trợ giúp của người khác.
- Parkinson khiến người bệnh suy dinh dưỡng, khó thở và ăn uống kém.
- Một số triệu chứng kèm theo như: trầm cảm, trí nhớ suy giảm và rối loạn giấc ngủ.
- Bệnh Parkinson còn khiến người bệnh suy giảm tình dục, suy giảm khứu giác, thường xuyên bị táo bón.
Có thể bạn quan tâm: 3 Giải Pháp Chữa Parkinson Bằng Đông Y Tận Gốc
Đối tượng nào dễ mắc Parkinson?
Parkinson là bệnh lý không phân biệt giới tính. Bệnh thường gặp ở những đối tượng dưới đây:

- Nam giới có tỷ lệ mắc Parkinson cao hơn nữ giới.
- Tuổi tác là yếu tố dễ hình thành Parkinson, nhất là độ tuổi trên 60.
- Các yếu tố gây nên Parkinson như: di truyền, môi trường, tuổi tác,…
Để tránh những biến chứng khó lường của bệnh Parkinson, bạn nên có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cân đối cho cơ thể. Đồng thời có phương pháp phù hợp để điều trị sớm bệnh, bạn có thể tham khảo qua cách chữa Parkinson bằng dân gian với chi phí ít tốn kém.
Co cach nao dieu tri hieu qua khong bac si